Ẩm Thực

Thuốc lá “nhẹ” có thực sự nhẹ?

Thuốc lá “nhẹ” có thực sự nhẹ?

VOV.VN – Thuốc lá “nhẹ” có kích thước bằng 1/2 điếu thuốc bình thường với nồng độ nicotine thấp. Loại thuốc lá này được cho là có tác dụng giúp cai thuốc lá và ít nguy hại đến sức khỏe. Tuy nhiên, theo các chuyên gia không có thuốc lá nào an toàn.

Bằng những mỹ từ “thuốc lá nhẹ, siêu nhẹ, ít nicotin sẽ ít hại sức khỏe…”, những công ty sản xuất thuốc lá đã khiến nhiều người dùng lầm tưởng rằng hút những loại thuốc lá này sẽ không hoặc ít gây hại cho sức khỏe. Nhưng sự thật thuốc lá nhẹ lại có tác hại không hề nhẹ hơn những loại thuốc lá thông thường mà còn nguy hiểm hơn gấp nhiều lần.

Theo Ths.BS Nguyễn Thị Phương Anh – Trưởng Khoa Thăm dò và Phục hồi chức năng, Bệnh viện Phổi TƯ, thuốc lá “nhẹ” có thể có nồng độ Nicotine ít hơn các loại thuốc lá điếu khác nhưng về bản chất 1 điếu thuốc lá khi đốt lên vẫn sinh ra khoảng hơn 7000 chất độc hóa học, trong đó có khoảng 70 chất gây ung thư. Đặc biệt trong khói thuốc có các thành phần monoxit cacbon hay khí CO – đây là thủ phạm gây hại cho phổi của người hút như: làm giảm khả năng vận chuyển Oxy của hồng cầu, gây xơ vữa động mạch, gây ra các bệnh về tim và đột quỵ. Bên cạnh đó, chất hắc ín có trong khói thuốc chứa rất nhiều chất gây ung thư.

“Khi hít khói thuốc lá vào trong phổi, chất hắc ín sẽ bám dính lên bề mặt các phế nang của phổi, chính vì vậy khi giải phẫu phổi của người hút thuốc lá lâu năm sẽ thấy toàn bộ lá phổi có màu đen xì chứ không hồng hào như phổi của người không hút thuốc…”, BS Phương Anh phân tích.

Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc lá “nhẹ” để cai thuốc lá cũng không đem lại hiệu quả như lời quảng cáo. Bởi, người nghiện thuốc đều cần có một “ngưỡng” nicotin nhất định. Vì vậy, khi hút những loại thuốc này, họ sẽ buộc phải hít sâu hơn, hút nhiều hơn để bù lại hàm lượng nicotine mà cơ thể đã quen đòi hỏi. Chính việc hút bù này buộc cơ thể tiếp xúc nhiều hơn các chất độc hại có trong điếu thuốc.

Như vậy, việc hút thuốc lá nhẹ theo các quảng cáo chỉ giảm được 1 chút hàm lượng nicotine trong điếu thuốc, còn về bản chất thuốc lá “nhẹ” vẫn gây độc hại giống như thuốc lá điếu. Do vậy, các chuyên gia đã đưa ra khuyến cáo “không sử dụng thuốc lá nhẹ để cai thuốc lá thông thường”.

Tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người

Theo Tổ chức Y tế thế giới, thuốc lá là sản phẩm tiêu dùng hợp pháp duy nhất gây tử vong cho một nửa số người sử dụng nó cùng hàng trăm nghìn người không hút thuốc lá khác. Thống kê cho thấy, thuốc lá gây ra gần 90 % tổng số người chết vì ung thư phổi mỗi năm. Ngoài ra thuốc lá còn gây ra ung thư ở các bộ phận khác như họng, thanh quản, thực quản, tuyến tuỵ, tử cung, cổ tử cung, thận, bàng quang, ruột và trực tràng…

Hút thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch lên 2-3 lần so với người không hút thuốc. Thường gặp nhất là xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, đột quỵ, rối loạn nhịp tim, đột tử, nhồi máu cơ tim, phình động mạch chủ…

Ngoài ra, thuốc lá cũng là nguyên nhân gây vô sinh hiếm muộn ở cả nam và nữ. Phụ nữ hút thuốc có tỉ lệ sảy thai cao gấp 1,5 lần so với người không hút thuốc. Còn ở nam giới có thể gây liệt dương và giảm số lượng tinh trùng.

Không thể kể hết sự nguy hại của khói thuốc lá đối với sức khỏe của con người. Bởi vậy, đối với người nghiện thuốc lá, cai nghiện bất cứ lúc nào cũng là chưa muộn, cần phải “nói không” với tất cả các loại thuốc lá.

Theo BS Phương Anh, quyết tâm bỏ thuốc của người hút chiếm 80% thành công trong việc cai thuốc, bởi khi đã cai thì chỉ cần hút 1 hơi thì sẽ nghiện lại ngay lập tức. Bên cạnh đó, cần có sự hỗ trợ từ gia đình và các nhân viên y tế để củng cố cho họ vững tin trong việc cai thuốc. Trong trường hợp người hút thuốc nghiện thực thể do thiếu nicotin, các bác sỹ sẽ chỉ định cho họ sử dụng những chế phẩm thay thế như miếng dán nicotine, viên ngậm. Việc sử dụng liệu pháp thay thế này cần được tuân thủ chặt chẽ để giúp người bệnh giảm liều dần dần và bỏ được thuốc lá.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Breaking News

Breaking News - Daily news updates on social issues, sports, law, technology, youth, education. Updates on storms, floods, natural disasters and hot social issues. View more: Breaking News Economy | Breaking News Technology | Breaking News Stock | Breaking News Education | Breaking News Real Estate

Related Articles

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button