Y tế - Sức khỏe

Đột quỵ tại Việt Nam cao hơn Thái Lan 1,5 lần

Tại hội nghị, TS-BS Võ Văn Tân, Trưởng Khoa Nội thần kinh Bệnh viện Nhân dân Gia Định, cho biết theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm, đột quỵ cướp đi sinh mạng của khoảng 13,7 triệu người trên toàn cầu, trong đó có 25% là những người dưới 25 tuổi. Đột quỵ hiện là nguyên nhân tử vong đứng thứ hai trên thế giới, gây ra khoảng 5,5 triệu ca tử vong và ảnh hưởng đến 116 triệu người. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế ở người trẻ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống và khả năng lao động.

Tại Việt Nam, tỉ lệ mắc bệnh đột quỵ là khoảng 1.100-1.200 ca/100.000 dân. Trong đó, tỉ lệ tử vong là 210 ca/100.000 dân. Mặc dù công tác điều trị đã có nhiều tiến bộ trong 10 năm qua, song đột quỵ vẫn là nguyên nhân tử vong hàng đầu, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và khả năng lao động của người dân. Cụ thể, 77% bệnh nhân đột quỵ sau điều trị có thể trở lại cuộc sống bình thường, trong khi 21% bị tàn phế và 8,3% tử vong. So với Thái Lan, tỉ lệ tử vong do đột quỵ ở Việt Nam cao gấp 1,5 lần, đặc biệt là tỉ lệ tử vong do nhồi máu não, cao gấp 3 lần. Ngoài ra, chi phí y tế liên quan đến đột quỵ tiêu tốn khoảng 860 tỉ USD mỗi năm, chiếm khoảng 12% GDP toàn cầu.

Một số nguyên nhân chính khiến đột quỵ trở thành gánh nặng sức khỏe. Đầu tiên là công tác dự phòng còn hạn chế, với các chương trình tầm soát yếu tố nguy cơ và kiểm soát bệnh chưa được triển khai rộng rãi. Chuẩn điều trị ở các bệnh viện không đồng đều, thiếu sự kết nối giữa các cơ sở điều trị chuyên sâu và cơ sở y tế ban đầu. Bên cạnh đó, kiến thức của nhân viên y tế về đột quỵ chưa được cập nhật đầy đủ, đặc biệt là trong việc điều trị thứ phát và phục hồi chức năng.

Để giảm thiểu gánh nặng do đột quỵ, nhiều ý kiến nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc điều trị sớm. Nếu bệnh nhân được tiếp cận trong vòng 15 phút, nguy cơ tử vong có thể giảm 4% và tăng 4% cơ hội sống sót. Tuy nhiên, tại Việt Nam, thời gian trung bình từ khi có triệu chứng đến khi tiếp cận cơ sở y tế là khoảng 5 giờ, vượt quá thời gian vàng điều trị. Để cải thiện, cần nâng cao nhận thức cộng đồng về các dấu hiệu đột quỵ và tầm quan trọng của việc điều trị kịp thời. Cùng với đó, cải thiện quy trình vận chuyển bệnh nhân và nâng cao chất lượng kiến thức về đột quỵ tại tuyến y tế cơ sở cũng là những yếu tố quan trọng. Ngoài ra, để điều trị đột quỵ hiệu quả, cần có sự kết nối chặt chẽ giữa các bệnh viện, đặc biệt là các trung tâm đột quỵ và dịch vụ xe cứu thương, từ đó giúp bệnh nhân được điều trị kịp thời và phục hồi chức năng sau đột quỵ.

Breaking News

Breaking News - Daily news updates on social issues, sports, law, technology, youth, education. Updates on storms, floods, natural disasters and hot social issues. View more: Breaking News Economy | Breaking News Technology | Breaking News Stock | Breaking News Education | Breaking News Real Estate

Related Articles

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button