Video: Cận cảnh các công trình biểu tượng của Thủ đô sau siêu bão.
Cây si cổ thụ bị bão quật đổ, án ngữ trước cổng Nhà thờ Lớn Hà Nội. Đây là điểm chụp ảnh, tham quan, check-in yêu thích của nhiều người Hà Nội và du khách. Hiện cây đã được cắt xẻ để tạo lối đi cho các phương tiện giao thông.
Cây sưa nổi tiếng trước cổng trụ sở Bộ Ngoại giao, hay còn gọi là tòa nhà 100 mái ở khu vực đường Chu Văn An – Điện Biên Phủ – Tôn Thất Đàm đã bị gió bão quật đổ. Cây sưa này rất nhiều người thích đến tham quan, chụp ảnh mỗi mùa hoa sưa
Sau siêu bão, tượng bát mã phía trên cổng chào của khu đô thị nhà giàu Hà Nội (KĐT Nam Thăng Long – Ciputra) tại quận Tây Hồ hư hỏng nặng. Sau khi hình ảnh những bức tượng này xuất hiện trên mạng xã hội, nhiều người dí dỏm bình luận: “Bát mã không còn chung đường, mỗi con một hướng sau bão YAGI”, “Bão to vậy, ngựa cũng phải chạy chánh bão chứ”, “Bao lâu nay tưởng ngựa giả, hóa ra là thật, còn biết chạy nữa”…
Có tượng mã bị nứt cổ, có tượng mã bị cụt đuôi trong khi tượng khác thì bị cụt, sứt chân hay vỡ phần bụng.
Đáng chú ý, vị trí của các tượng mã đã dịch chuyển hoàn toàn so với ban đầu. Thậm chí, có tượng còn đua quá nửa thân người ra khỏi khung bê tông của cổng.
Siêu bão khiến khu vực vườn hoa trước tượng cặp rồng thời Lý ở hồ Tây tan hoang, đèn đường vỡ vụn.
Cây cổ thụ nổi tiếng trên phố bích họa Phùng Hưng bị bão đánh ngã, chắn ngang đường.
Chữ “Love” từng tạo trend check-in ở thung lũng hoa Hồ Tây nay đã “tan vỡ”.
Địa điểm chụp sen ở hồ Tây bị bão đánh nghiêng ngả.
Liên quan đến hậu quả của bão YAGI tại các di tích trong thành phố, TS. Nguyễn Doãn Văn – Giám đốc Ban Quản lý di tích danh thắng Hà Nội – cho biết, không có thiệt hại lớn về người và của. Theo đó, thiệt hại về tài sản ở các khu di tích phần lớn là bảng hiệu, bảng hiện chữ hướng dẫn trong khu di tích bị rơi, hỏng… Các thiệt hại này có thể nhanh chóng khắc phục được…
Kim Thảo