Doanh Nghiệp

Ngành thép chiếm 30% số vụ phòng vệ thương mại nhằm vào hàng xuất khẩu Việt Nam

Ngành thép chiếm 30% số vụ phòng vệ thương mại nhằm vào hàng xuất khẩu Việt Nam
Ảnh minh họa: Hòa Phát

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), trong 8 tháng đầu năm 2024, Việt Nam sản xuất và bán hàng thép thành phẩm đạt khoảng 19 triệu tấn, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước. Lượng xuất khẩu thép thành phẩm ước đạt 8,6 triệu tấn, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hiện sản phẩm thép của Việt Nam đã được xuất khẩu đến hơn 30 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới như ASEAN (chiếm 26% tỷ trọng), EU (chiếm 25%), Mỹ (chiếm 15%)… Tuy nhiên, cùng với việc mở rộng thị trường xuất khẩu, ngành thép cũng đang phải đối mặt với việc điều tra từ các thị trường xuất khẩu, nhằm bảo hộ nền sản xuất trong nước của họ.

Chia sẻ với Mekong ASEAN, ông Đinh Quốc Thái – Tổng thư ký Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho rằng: “Các vụ việc liên quan đến phòng vệ thương mại là xu hướng tất yếu của thương mại toàn cầu”.

Kể từ khi có vụ phòng vệ thương mại đầu tiên, từ năm 2004 đến tháng 9/2024, ngành thép đã phải ứng phó với 79 vụ tại các thị trường xuất khẩu, chiếm khoảng hơn 30% tổng số lượng các vụ việc phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Trong đó, số vụ kiện chống bán phá giá là 45 vụ, kiện chống trợ cấp là 4 vụ, kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp là 8 vụ; kiện điều tra áp dụng biện pháp tự vệ là 13 vụ; kiện chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại là 9 vụ.

Xét theo thị trường, các quốc gia áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại với thép Việt Nam lần lượt là Mỹ với 19 vụ, Malaysia 9 vụ, Canada 8 vụ, Thái Lan 7 vụ, Ấn Độ 5 vụ, EU và Indonesia với cùng 4 vụ, Mexico 3 vụ và các quốc gia khác.

Riêng trong tháng 8 và tháng 9/2024, ngành thép đã phải đối mặt với 3 vụ phòng vệ thương mại. Cụ thể, ngày 8/8, Ủy ban châu Âu (EC) đã ban hành thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép cán nóng có xuất sứ từ Ai Cập, Ấn Độ, Nhật Bản và Việt Nam nhập khẩu vào EU.

Vụ việc thứ hai diễn ra sau một tuần, Tổng vụ phòng vệ thương mại Ấn Độ (DGTR) đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với thép cuộn cán nóng có xuất xứ hoặc xuất khẩu từ Việt Nam vào ngày 14/8.

Đáng chú ý, ngày 25/9, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá/chống trợ cấp với thép chống ăn mòn (CORE) nhập khẩu từ Việt Nam. DOC đã gửi thông báo khởi xướng rút gọn tới Cục Phòng vệ thương mại với một số thông tin chung như thời kỳ điều tra chống bán phá giá là 6 tháng đầu năm 2024, thời kỳ điều tra chống trợ cấp là năm 2023, thời kỳ điều tra thiệt hại là 3 năm (2021 – 2023).

Theo DOC, trong giai đoạn 2021 – 2023, Việt Nam đã xuất khẩu lần lượt 626 triệu USD, 751 triệu USD và 242 triệu USD sản phẩm điểu tra sang Mỹ, xếp thứ 3 trong số 10 nước bị điều tra, sau Canada và Mexico.

Lý giải nguyên nhân tại sao ngành thép có số vụ phòng vệ thương mại lớn, theo ông Đinh Quốc Thái, ngành thép Việt Nam trong nhiều năm qua đã có sự phát triển mạnh mẽ. Từ một ngành công nghiệp hoàn toàn phụ thuộc vào nhập khẩu, trong 2 thập kỷ qua, ngành thép Việt Nam đã đầu tư kỹ thuật, có nhà máy, chủ động được nguồn sản xuất từ khâu đầu đến khâu cuối, đảm bảo yêu cầu cơ bản của doanh nghiệp cung cấp thép cho thị trường nội địa.

Ông Đinh Quốc Thái thấy rằng, với tốc độ tăng trưởng cao, các nước xuất khẩu của Việt Nam sẽ tìm hiểu nguyên nhân tại sao ngành thép Việt Nam phát triển. Các quốc gia có FTA với Việt Nam cũng sẽ viện dẫn lý do để áp dụng giải pháp phòng ngừa thương mại theo quy định của WTO.

Ứng phó với các vụ việc phòng vệ thương mại, ông Thái khuyến nghị, quy định điều tra của mỗi biện pháp và của mỗi nước là khác nhau. Do đó, các bên chủ động tìm hiểu thông tin liên quan đến quy định pháp luật của các nước điều tra, từ đó hiểu được quy trình diễn ra của mỗi vụ việc điều tra chống bán phá giá/chống trợ cấp/chống lẩn tránh thuế hay tự vệ.

Doanh nghiệp chủ động theo dõi tiến độ vụ việc, hợp tác với cơ quan điều tra, tránh việc bị coi là không hợp tác và sẽ bị áp mức thuế bất lợi.

Doanh nghiệp chủ động rà soát thường xuyên kế hoạch/hoạt động xuất khẩu để được hưởng ưu đãi từ các hiệp định thương mại và tránh được những cuộc điều tra phòng vệ thương mại.

Doanh nghiệp có kinh nghiệm tiếp tục phối hợp với hiệp hội, cơ quan quản lý Nhà nước và quản lý trong ngành. Trong đó, không chỉ ứng phó với các vụ việc phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam mà còn kiến nghị với Cục Phòng vệ thương mại, khởi xướng các vụ việc thép xuất khẩu vào Việt Nam ảnh hưởng đến sản xuất nội địa.

Vì sao các vụ điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hóa Việt Nam gia tăng Vì sao các vụ điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hóa Việt Nam gia tăng

Thị trường điều tra ngày càng mở rộng, xu hướng điều tra khắt khe hơn, phạm vi sản phẩm điều tra đa dạng…. là những điểm nổi bật trong vấn đề phòng vệ thương mại của các nước đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam hiện nay.

Breaking News

Breaking News - Daily news updates on social issues, sports, law, technology, youth, education. Updates on storms, floods, natural disasters and hot social issues. View more: Breaking News Economy | Breaking News Technology | Breaking News Stock | Breaking News Education | Breaking News Real Estate

Related Articles

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button