Doanh Nghiệp

Việt Nam chi gần 100 tỷ USD để nhập khẩu một mặt hàng

Theo báo cáo kinh tế – xã hội của Tổng cục Thống kê (GSO) công bố ngày 6/12, lũy kế 11 tháng đầu năm 2024, hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt 715,55 tỷ YSD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước.

Việt Nam ghi nhận xuất siêu 24,31 tỷ USD, trong đó xuất khẩu hàng hóa đạt 369,9 tỷ USD, tăng 14,4% YoY; nhập khẩu đạt 345,6 tỷ USD, tăng 16,4% YoY.

Về xuất khẩu, khu vực kinh tế trong nước đạt 103,88 tỷ USD, tăng 20% YoY và chiếm 28,1% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 266,05 tỷ USD, tăng 12,4% YoY và chiếm 71,9%.

Lũy kế 11 tháng năm 2024, 36 mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam có kim ngạch trên một tỷ USD, chiếm 94,1% tỷ trọng. Trong đó, 7 mặt hàng xuất khẩu đạt trên 10 tỷ USD, chiếm 66,5% tỷ trọng.

Máy vi tính, điện tử và linh kiện là mặt hàng có giá trị cao nhất với 65,2 tỷ USD, tăng 26,3% so với cùng kỳ năm trước. Điện thoại và linh kiện đứng sau với 50,2 tỷ USD, tăng 3,2% YoY; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác đạt 47,8 tỷ USD, tăng 21,6% YoY.

Dệt may là mặt hàng tiếp theo có kim ngạch trên 10 tỷ USD với giá trị 33,6 tỷ USD, tăng 10,6% YoY; giày dép đạt 20,7 tỷ USD, tăng 12,9% YoY. Gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu trong 11 tháng đầu năm 2024 với 14,7 tỷ USD, tăng 21,2% YoY; phương tiện vận tải và phụ tùng cũng đạt 13,7 tỷ USD, tăng 6% YoY.

Trong 36 mặt hàng chính, Việt Nam có tới 31 mặt hàng có đà tăng trưởng dương về kim ngạch và 5 mặt hàng giảm về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Clinker và xi măng có mức giảm sâu nhất với -14,3% so với cùng kỳ năm trước, còn 1,05 tỷ USD; tiếp đến là sắn và sản phẩm từ sắn với -10% YoY, còn 1,04 tỷ USD; dầu thô với -7% YoY, còn 1,61 tỷ USD.

Kim ngạch xuất khẩu xăng dầu giảm 1,3% so với cùng kỳ năm trước, còn 1,75 tỷ USD; giấy và sản phẩm từ giấy với -0,1% YoY, đạt 1,92 tỷ USD.

Ngược lại, hạt tiêu là mặt hàng xuất khẩu có mức tăng trưởng cao nhất với +46,2% YoY, lên 1,21 tỷ USD. Đứng sau là thủy tinh, sản phẩm từ thủy tinh với +42,4% YoY, đạt 1,07 tỷ USD; sản phẩm nội chất từ chất liệu khác gỗ với +33,7% YoY, đạt 3,03 tỷ USD; sản phẩm từ chất dẻo với +29,8% YoY, đạt 6,07 tỷ USD…

Trong kỳ, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam đều tăng trưởng khá. Trong đó, thủy sản tăng 11,5% so với cùng kỳ năm trước, lên mức 9,1 tỷ USD; rau quả cũng tăng 27,4% YoY, đạt 6,6 tỷ USD; cà phê tăng 35,4% YoY, đạt 4,93 tỷ USD….

Về nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2024 đạt 345,62 tỷ USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, khu vực kinh tế trong nước đạt 126,05 tỷ USD, tăng 18,5% YoY; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 219,57 tỷ USD, tăng 15,2% YoY.

Trong kỳ, 44 mặt hàng nhập khẩu đạt giá trị trên một tỷ USD, chiếm 92,6% tổng kim ngạch nhập khẩu, bao gồm 5 mặt hàng có kim ngạch trên 10 tỷ USD. Máy vi tính, điện tử và linh kiện có giá trị cao nhất với 97,7 tỷ USD, tăng 22,4% so với cùng kỳ năm trước. Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác là mặt hàng lớn thứ hai với 44,2 tỷ USD, tăng 17,3% YoY.

Kim ngạch nhập khẩu vải cũng đạt 13,5 tỷ USD, tăng 14,3% so với cùng kỳ; sắt thép đạt 11,5 tỷ USD, tăng 20,3% YoY. Việt Nam còn chi 10,6 tỷ USD để nhập khẩu chất dẻo, tăng 18,4% so với cùng kỳ.

Trong 39 mặt hàng nhập khẩu chính, 5 mặt hàng có giá trị thấp hơn so với cùng kỳ năm trước. Bao gồm, xăng dầu giảm 8,8%, còn 7,15 tỷ USD; thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu giảm 3,3% YoY, còn 4,44 tỷ USD; thủy sản giảm 1,6% YoY, đạt 2,33 tỷ USD.

Kim ngạch nhập khẩu hạt điều cũng giảm 1,3% so với cùng kỳ năm trước, còn 3,03 tỷ USD; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện giảm 0,6% YoY, đạt 2,01 tỷ USD.

Ngược lại, sản phẩm từ kim loại thường khác tăng 41,2% so với cùng kỳ năm trước, lên 2,89 tỷ USD; phương tiện vận tải khác và phụ tùng tăng 36,8% YoY, đạt 1,41 tỷ USD; khí đốt hóa lỏng tăng 35,9% YoY, đạt 1,9 tỷ USD; cao su tăng 31,1% YoY, lên mức 2,62 tỷ USD…

Breaking News

Breaking News - Daily news updates on social issues, sports, law, technology, youth, education. Updates on storms, floods, natural disasters and hot social issues. View more: Breaking News Economy | Breaking News Technology | Breaking News Stock | Breaking News Education | Breaking News Real Estate

Related Articles

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button