Doanh Nghiệp

Xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc năm nay có thể chạm mốc 5 tỷ USD

Xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc năm nay có thể chạm mốc 5 tỷ USD
Xoài là một trong những mặt hàng trái cây của Việt Nam xuất khẩu chính ngách sang Trung Quốc. Ảnh minh họa: Lê Hồng Nhung/Mekong ASEAN

Với quy mô thị trường lên tới 1,4 tỷ người, hàng năm Trung Quốc chi khoảng 17 tỷ USD để nhập khẩu rau quả.

Chia sẻ tại hội thảo về xúc tiến thương mại sang thị trường Trung Quốc với chủ đề “Tiềm năng xuất khẩu các sản phẩm rau củ quả chính ngạch sang thị trường Trung Quốc” diễn ra chiều 12/11, ông Đặng Phúc Nguyên – Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit) nhận định, với diện tích trồng cây ăn quả khoảng 1,2 triệu ha và tổng sản lượng trên 14 triệu tấn/năm, Việt Nam có tiềm năng trở thành một trong những nước xuất khẩu trái cây quan trọng cho thế giới, trong đó có thị trường Trung Quốc.

Hiện nay Việt Nam xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc 11 loại trái cây đặc sản như sầu riêng, mít, thanh long, chuối, xoài, nhãn, vải, dưa hấu, chôm chôm, măng cụt, chanh dây….

Theo ông Nguyên, năm 2024, dự kiến tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt 7,5 tỷ USD, riêng Trung Quốc đạt hơn 5 tỷ USD, chiếm khoảng 66% tỷ trọng.

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, 10 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc thu về 4,09 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 66% tổng xuất khẩu rau quả của Việt Nam. Với kết quả này, chỉ trong vòng 10 tháng, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc đã đạt mức cao nhất và vượt giá trị xuất khẩu các năm trong giai đoạn 2013 – 2023.

Đánh giá về tiềm năng xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc trong bối cảnh hiện nay, ông Đặng Phúc Nguyên cho rằng có 4 yếu tố nổi bật. Trước hết, với quy mô dân số lớn, nhu cầu tiêu dùng của người Trung Quốc vô cùng đa dạng. Đặc biệt, người tiêu dùng nước này ngày càng quan tâm đến các sản phẩm rau quả sạch, an toàn, có giá thành hợp lý.

Nhiều loại trái cây của Việt Nam như sầu riêng, thanh long, chuối, mít, xoài, chanh dây, vải…, được người tiêu dùng Trung quốc ưa chuộng nhờ hương vị thơm ngon và chất lượng tốt.

Mặc khác, các cửa khẩu biên giới Việt Nam nằm rất gần các chợ đầu mối bên Trung Quốc do đó rút ngắn thời gian vận chuyển, giảm chi phí logistics. Các cảng biển ở Trung Quốc cũng rất gần các cảng Việt Nam, điều này giúp tăng tính cạnh tranh cho hàng rau quả của doanh nghiệp Việt.

Các hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc như RCEP, ACFTA (hiệp định thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc) đã giúp giảm thuế và tạo điều kiện thuận lợi cho rau quả Việt Nam xuất khẩu.

Tuy nhiên, bên cạnh các yếu tố thuận lợi, ông Đặng Phúc Nguyên cũng cho rằng, doanh nghiệp xuất khẩu rau quả của Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều thách thức khác.

Hiện nay, đối thủ cho hàng rau quả của Việt Nam tại Trung Quốc rất nhiều như Thái Lan, Malaysia, Philippines, Campuchia, Australia…, hay các thị trường ở vị trí xa hơn như Chile, Peru, Ecuador…

Trong khi đó, tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm của Trung Quốc ngày càng nghiêm ngặt, đòi hỏi các doanh nghiệp Việt phải cập nhật và đáp ứng các yêu cầu từ thị trường.

Các quy định về vệ sinh thực vật và kiểm dịch động thực vật của Trung Quốc tương đối phức tạp. Hàng rau quả xuất khẩu của Việt Nam phải có mã số vùng trồng do Tổng cục Hải Quan Trung Quốc (GACC) cấp. Các cơ sở chế biến, đóng gói sản phẩm xuất khẩu cũng phải được GACC cấp mã số.

Việc tìm kiếm khách hàng và xây dựng kênh phân phối tại Trung Quốc cũng là một thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp. “Đa số hàng rau quả Việt Nam được bán cho các thương lái nhỏ lẻ của Trung Quốc, tập trung nhiều ở biên giới phía Bắc Việt Nam. Doanh nghiệp vẫn chưa thậm nhập sâu vào thị trường nội địa, các tỉnh khu vực phía Bắc Trung Quốc,” ông Đặng Phúc Nguyên nhận định.

Xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc năm nay có thể chạm mốc 5 tỷ USD
Hội thảo diễn ra theo hình thức trực tiếp và trực tuyến. Ảnh: Lê Hồng Nhung/Mekong ASEAN

Trong bối cảnh hiện nay, Tổng thư ký Vinafruit cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam cần nắm bắt thời vụ sản xuất hàng rau quả nội địa của Trung Quốc để có biện pháp điều chỉnh sản xuất, tránh bị cạnh tranh như với các mặt hàng thanh long, chuối, xoài, nhãn, vải, dưa hấu…

Các sản phẩm rau quả của Việt Nam cần được nâng cao chất lượng sản phẩm. Doanh nghiệp cần đầu tư nhiều hơn vào công nghệ sản xuất, chế biến, áp dụng các kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc tế để đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đồng thời, doanh nghiệp Việt cần tạo dựng hình ảnh tốt cho sản phẩm rau quả Việt Nam trên thị trường Trung Quốc nhằm tạo niềm tin cho người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm thông qua thực hành sản xuất tốt như VietGAP, Global GAP. Các sản phẩm sở hữu bao bì đẹp, nhãn mác rõ ràng và dễ dàng truy xuất nguồn gốc xuất xứ tạo sự an tâm cho người tiêu dùng.

Mặt khác, không chỉ tập trung vào một số loại trái cây, các doanh nghiệp nên đa dạng hóa sản phẩm, bao gồm sản phẩm chế biến sâu để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Đặc biệt, doanh nghiệp Việt nên kết hợp với doanh nghiệp Trung Quốc để cùng nhau xây dựng chuỗi cung ứng và phân phối các sản phẩm rau quả Việt Nam xuất khẩu vào Trung Quốc trên tinh thần các bên cùng có lợi.

Nhấn mạnh về vấn đề hợp tác, bà Nguyễn Thị Thành Thực – Tổng giám đốc CTCP Công nghệ phần mềm AutoAgri cho rằng, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ rất lớn thực phẩm chế biến, các thương nhân Trung Quốc cũng nắm giữ hệ thống phân phối lớn trên thế giới.

“Do đó, nếu chúng ta có cơ chế hợp tác, có những chính sách ưu đãi đầu tư cho các doanh nghiệp đầu tư vào liên kết sản xuất, thu mua và chế biến rau củ quả tại Việt Nam sẽ giảm chi phí bảo quản, giảm thất thoát hư hao và chống lãng phí thực phẩm. Tôi tin chắc Việt Nam còn nhiều tiềm năng cho ngành rau củ quả xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc,” bà Nguyễn Thị Thành Thực nhận định.

Breaking News

Breaking News - Daily news updates on social issues, sports, law, technology, youth, education. Updates on storms, floods, natural disasters and hot social issues. View more: Breaking News Economy | Breaking News Technology | Breaking News Stock | Breaking News Education | Breaking News Real Estate

Related Articles

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button